Người Lào hiền hòa, gần gũi, sống thực chất với lòng và nghĩa tình sâu nặng với người Việt. An ninh ở Viêng Chăn cực kỳ tốt nhờ đạo đức Phật giáo làm nền tảng xã hội. Đối với nhiều người Việt, Viêng Chăn yên bình, gần gũi nên họ đã chọn nơi đây là quê hương thứ 2 của gia đình mình.
Trước khi chưa đến Lào, tôi hiểu mối quan hệ đặc biệt Việt - Lào là mối quan hệ điển hình, mẫu mực, hiếm có về sự gắn kết bền chặt, thủy chung, trong sáng. Nước Lào, người dân Lào trong ánh mắt, trái tim người dân Việt Nam là người bạn kề vai sát cánh, nghĩa tình sâu nặng. Và nhân chuyến tham quan Lào cùng Đoàn khám chữa bệnh của Trung tâm Phục hồi chức năng và dưỡng sinh Võ Hoàng Yên tỉnh Hà Tĩnh, chúng tôi đã ghi nhận được những tình cảm đặc biệt này.
Chiếc máy bay VN 920 của Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam đã đưa chúng tôi tới Viêng Chăn, Lào trong một ngày đẹp trời. Ngay sau khi vừa xuống sân bay, Viêng Chăn tĩnh lặng, yên ả, bình yên đã tạo cho chúng tôi một cảm giác thích thú lạ thường. Lương y Võ Hoàng Yên - Giám đốc Trung tâm Phục hồi chức năng và dưỡng sinh Võ Hoàng Yên cho biết: Trong chuyến tham quan này, quý mến tài năng hiếm có của lương y Võ Hoàng Yên, Thủ tướng Lào đã mời Đoàn của lương y đến nhà riêng dùng bữa cơm thân mật.
Tại đây, Thủ tướng Lào đã đánh giá cao tài năng của lương y Võ Hoàng Yên và hứa sẽ qua Việt Nam tham quan Trung tâm Phục hồi và dưỡng sinh được xây dựng tại tỉnh Hà Tĩnh, đồng thời cũng mong muốn lương y Võ Hoàng Yên tiếp tục phát huy tài năng, trí tuệ phục vụ dân chúng, nhất là những người dân không may mắn, mắc các chứng bệnh hiểm nghèo.
Cũng trong những ngày tham quan đất nước bạn Lào, Đoàn lương y Võ Hoàng Yên đã vinh dự được anh Vinaythông - con trai của Hoàng thân Sou Pha Nou Vông dành cả một ngày để dẫn Đoàn tham quan, cùng ăn những món ăn đặc sản Lào - Việt như xôi Lào, cơm Việt Nam nấu theo kiểu Lào. Anh Vinaythông cũng nói tiếng Việt lưu loát và kể về tình đoàn kết anh em Việt - Lào chung thủy, sắt son. Anh cho hay, đất nước Việt Nam, quê hương Việt Nam, con người Việt Nam rất thắm thiết với đất nước và người dân Lào. Nhiều thế hệ cán bộ của Lào đã được học tập và trưởng thành ở Việt Nam, nay về Lào phục vụ quê hương, đất nước nên trong ký ức của nhiều thế hệ cán bộ ở Lào, Việt Nam như quê hương thứ hai khó quên.
Theo quan sát của chúng tôi, trên đại lộ Lan Xang, dòng xe cứ nối đuôi nhau lưu thông trật tự trên đường phố Viêng Chăn. Thủ đô Viêng Chăn đẹp yên ả, tĩnh lặng, trên suốt chặn đường đi, hàng quán ven đường rất ít. Buổi tối, người dân ở Viêng Chăn ngủ sớm nên đến khoảng 8-9h tối, đường phố tĩnh lặng, an bình.
Tham quan các khu di tích, danh lam thắng cảnh ở Viêng Chăn, lương y Võ Hoàng Yên cùng chúng tôi có cảm xúc dung dị, gần gũi, bình yên lạ thường, nhất là tại các ngôi đền, chùa cổ kính. Ở Viêng Chăn cũng đang hội nhập nhưng cái cách hội nhập của Viêng Chăn không ồn ào, náo nhiệt mà tĩnh lặng một cách tạo cảm giác bình yên, an toàn và rất lạ với nhiều thành phố lớn khác trên thế giới.
Giải thích với chúng tôi, tài xế - kiêm hướng dẫn viên du lịch, anh Tuấn - người có thâm niên hơn 10 năm trong ngành Du lịch ở Viêng Chăn cho biết: “Ở Lào, trên các đài phát thanh, truyền hình luôn phát sóng chương trình Phật giáo để giáo dục con người. Chắc có lẽ đạo đức Phật học đã thấm sâu vào lòng dân tộc, tạo thành nếp thể hiện qua cách ứng xử và sinh hoạt hằng ngày của người dân Lào đã tạo ra phong cách người Lào sống tốt và thật thà. Điều đó như thể hiện tiêu chí cao nhất để đánh giá mỗi con người. Đó là cách sống hội nhập bình yên và an toàn có chiều sâu triết lý”.
Trong chuyến tham quan Viêng Chăn tĩnh lặng, bình yên, an toàn, chúng tôi gặp được rất nhiều người Việt Nam đang sinh sống ở đây có gia đình đã nhiều thế hệ sống, gắn bó ở Lào… Tất cả họ đang góp sức xây dựng tình bằng hữu đặc biệt Việt-Lào.
Người Lào hiền hòa, gần gũi, sống thực chất với lòng và nghĩa tình sâu nặng với người Việt. An ninh ở Viêng Chăn cực kỳ tốt nhờ đạo đức Phật giáo làm nền tảng xã hội. Đối với nhiều người Việt, Viêng Chăn yên bình, gần gũi nên họ đã chọn nơi đây là quê hương thứ 2 của gia đình mình.
Chị Huỳnh Thị Thủy - người Hà Nội - chủ Nhà hàng Lào - Việt ở phố La Xây, Viêng Chăn là một điển hình như thế. Chị Thủy kể, sau một thời gian sang Viêng Chăn sống và làm việc, tôi thấy con người, đất nước bạn hiền hòa và yêu mến người Việt một cách đặc biệt nên đã quyết định đầu tư nhà hàng hơn 1 năm nay để phục vụ cho người Việt cả người Lào. Những công thức nấu ăn của chị hoàn toàn Việt Nam nhưng thực phẩm mua ở Lào nên các món ăn Lào - Việt đều đặc biệt thơm ngon, đáp ứng nhu cầu cho khách hàng.
Chị Thủy cho hay: “Cuộc sống ở Lào bình dị, thoải mái. Đây cũng là một tiêu chí giúp nhiều người Việt đầu tư ở Viêng Chăn, tiếp tục đóng góp cho đất nước bạn Lào, vun đắp tình hữu nghị Việt - Lào”.
Rất nhiều người Việt Nam đã từng sống, chiến đấu trên đất nước bạn Lào với nghĩa tình sắt son, thủy chung đã quyết định chọn Viêng Chăn là quê hương thứ 2 của mình để sống và công hiến. Đó là bà Đào Hương - một doanh nhân Việt trên đất bạn Lào. Ngày dẫn chúng tôi dùng buổi cơm thân mật tại Nhà hàng Lào-Việt, bà không ngớt lời khen ngợi Nhà nước, Chính phủ Lào đã tạo điều kiện cho người Việt Nam đầu tư nhiều công trình lớn và làm ăn hiệu quả.
Bà Đào Hương cảm nhận: “Trong mấy năm gần đây, quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước đang có nhiều khởi sắc. Chính phủ hai nước Lào - Việt đã tạo mọi điều kiện để nhiều dự án 100% vốn Việt đã đầu tư ở Lào. Đây là một dấu hiệu tích cực để người Việt ở Lào phát huy hiệu quả kinh tế song phương, góp phần tô thêm tình đoàn kết hữu nghị, đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới”.
Còn đối với ông Nguyễn Trần Vinh - một người lính quân y tình nguyện trên đất nước bạn Lào thì giờ đã trở thành một ông chủ phát đạt với nhiều khách sạn, tiệm bán hàng quần áo ở Viêng Chăn. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ một người lính, sau năm 1975, ông đã bước sang làm ăn kinh tế tại Lào trên nhiều lĩnh vực như: Bất động sản, vàng bạc đá quý… Sau nhiều năm bám trụ trên đất nước bạn Lào, cả gia đình ông ai nấy cũng ăn nên làm ra.
Ông chia sẻ: “Ở Lào, người Việt là anh em ruột thịt, được Đảng, Nhà nước Lào tạo mọi điều kiện sinh sống. Do vậy, tôi đã đầu tư trung thực và chịu khó làm ăn, nay cả nhà đình tôi đã có của ăn của để. Ở Lào làm ăn trung thực, uy tín và tuân thủ pháp luật Nhà nước Lào là thước đo thương hiệu. Do vậy, rất nhiều người Việt ở Viêng Chăn đã tuân thủ nguyên tắt này nên đều làm ăn khá giả và có nhiều uy tín trong xã hội Lào. Khi người Việt làm ăn hiệu quả, họ lại tiếp tục đầu tư cho xã hội Lào. Đây là cái cách mà những người Việt ở Viêng Chăn vun đắp tình hữu nghị sắt son Việt - Lào”.
Những ngày ở Viêng Chăn, Đoàn của lương y Võ Hoàng Yên được sắp xếp ở Khách sạn Keomixay, trên đường T2, Viêng Chăn. Tôi cũng không ngờ rằng chính ông chủ, bà chủ khách sạn này cũng là người Việt Nam. Do vậy, khi có Đoàn Việt Nam đến ở, nơi tiếp tân luôn có một nhân viên tên Thảo - người Việt tiếp đón, phục vụ ân cần bằng tiếng Việt. Chị Thảo cho hay, khu vực này, người Việt Nam sống khá nhiều, sống lâu nên hòa hợp luôn thành người Lào nên ai mới sang khó biết đâu là người Việt, đâu là người Lào, vì họ luôn nói tiếng Lào, chỉ khi gặp người Việt, họ mới giao tiếp bằng tiếng Việt.
Qua chỉ điểm của chị Thảo, tôi tìm đến quán ăn của chị Nguyễn Thị Thu Hương cách khách sạn khoảng 50 mét. Vừa gặp chúng tôi có ý định tìm hiểu viết bài tuyên truyền trên báo Việt Nam, chị Thủy vui vẻ nhận lời và tiếp đón ân cần, nồng hậu. Chị Thủy cho biết, gia đình chị từ Phú Thọ qua sống ở Viêng Chăn được hơn 20 năm nay, chồng chị là người Lào nhưng là Việt kiều Thái Lan. Hiện nay, chị có 3 cháu đều học ở Trường Nguyễn Du 2 - ngôi trường Việt ở Viêng Chăn được bà con Việt kiều và Chính phủ Việt Nam cùng chung sức xây dựng.
Chị Thu Hương cho biết, mặc dù sống và định cư ở Viêng Chăn nhưng mỗi năm chị đều về thăm nhà quê hương đất Tổ Phú Thọ, có năm 2-3 lần. Hiện nay, nguồn thu nhập chính của gia đình chị là thu từ việc buôn bán hàng ăn Việt như cháo lòng, bún lòng và nước giải khát theo phong cách Hà Nội. Nhiều người bạn Lào cũng quen dần với món ăn Việt. Cuộc sống của gia đình chị và nhiều gia đình người Việt ở Viêng Chăn sống rất ổn định nhờ chính quyền Lào tạo mọi điều kiện cho người Việt làm ăn, buôn bán.
Trước khi rời khỏi Viêng Chăn, rất nhiều bà con người Việt ở đây và cả người Lào đều tâm sự với chúng tôi mối quan hệ đặc biệt Việt - Lào bắt nguồn từ lòng yêu nước nồng nàn kết hợp với chủ nghĩa quốc tế trong sáng, tình đoàn kết thủy chung và niềm tin về lòng chân thành mà hai dân tộc Việt - Lào dành cho nhau. Những cảm nhận của họ, chúng tôi càng thấm thía hơn khi được ngắm nhìn toàn cảnh dãy Trường Sơn hùng vĩ chạy dọc theo con đường bộ đến cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh) về Việt Nam.
Chia tay Viêng Chăn, Đoàn lương y Võ Hoàng Yên về Việt Nam bằng đường bộ, qua cửa khẩu Mận Phao của Lào, phía Việt Nam là cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh). Chỉ có “vi hành” bằng đường bộ, chúng tôi mới tận mắt chứng kiến dãy núi Trường Sơn hùng vĩ.
Trước đây, tôi từng nghe bài hát “Gặp nhau trên đỉnh Trường Sơn” của nhạc sỹ Hoàng Hà “Muôn dặm Trường Sơn, ta lại chia tuyến đường đi đánh Mỹ. Đi giải phóng quê nhà, tới chiến trường xa. Mỗi bước tôi đi, lòng càng nhớ bao đồng chí. Những người chiến sỹ yêu nước Lào, gặp nhau trên đỉnh Trường Sơn…” thì hôm nay, tôi thật sự rung động bởi dãy núi Trường Sơn hùng vĩ mang nhiều dấu ấn lịch sử Việt - Lào. Xe của Đoàn chạy gần 400km giữa rừng nguyên sinh bát ngát, nhìn về phía Việt Nam là những dãy cây cao ngất ngưỡng trên dãy núi Trường Sơn.
Đi dọc dãy Trường Sơn hùng vĩ, chúng tôi hình tượng ra được những khó khăn của người lính năm xưa xẻ dọc Trường Sơn cứu nước và những đoàn quân Việt Nam và cả bạn Lào ngày đêm hành quân trên đường mòn dọc theo hai bên sườn núi dãy Trường Sơn để đánh giặc ngoại xâm. Nay cả hai nước dựa lưng vào nhau để cùng phát triển trong tình anh em đặc biệt.
Comments
Post a Comment