Skip to main content

Ca bệnh câm điếc thứ hai…

Kỳ 1: Đi tìm thần y Võ Hoàng Yên - Những số phận may mắn
Kỳ 2: Đi tìm thần y Võ Hoàng Yên - Một tài năng hiếm có

Kỳ 3: Đi tìm thần y Võ Hoàng Yên - Giúp nguời bệnh vững tin


Ca bệnh câm điếc thứ hai…
BT - Thật may mắn cho những người bệnh gặp được lương y Võ Hoàng Yên. Đối với nghề y thì câu “phước chủ, may thầy” luôn được mặc định, nó như là điều hiển nhiên bởi mọi sự bất trắc, rủi ro đều có thể xảy ra. Hôm ấy, mặc dù đã tận mắt chứng kiến ca đầu tiên qua 5 phút bấm huyệt đã nói được, nhưng sang ca thứ hai tôi vẫn không khỏi hồi hộp. Cùng đi với gia đình chị Hường hôm ấy là chị Nguyễn Thị Phương ngụ tại thôn Thái Bình, xã Hồng Thái, huyện Bắc Bình và con gái Lê Thị Tuyết Nhung sinh năm 2000 bị câm điếc bẩm sinh.
Lương y Võ Hoàng Yên (bên phải) đang tập đi cho anh Đặng Đức Ngọ.

Khác với cháu Ngân còn nghe được nhưng không nói, ở đây cháu Lê Thị Tuyết Nhung vừa câm, vừa điếc. Bằng những thủ thuật tương tự như day ấn huyệt nơi yết hầu và kéo lưỡi, 5 phút sau cháu Nhung cũng đã bập bẹ nói được theo tiếng hô của thầy với động tác giơ các ngón tay từ một đến mười. Thầy Yên xoay mặt cháu về hướng khác và tiếp tục hô lớn bảo cháu lập lại thì Nhung không hề hay biết gì, cháu bị điếc hoàn toàn. Rõ ràng khi nói, Nhung chỉ nhìn theo khẩu hình của thầy mà phát âm chứ hoàn toàn không nghe được tiếng của ông. Thầy tiếp tục day ấn huyệt ở hai bên màng tang và ngay trên vành tai, dùng cả hai lòng bàn tay vỗ bôm bốp vào lỗ tai. Đây là cách đẩy hơi gió vào tai, giống như cách khởi động lại màng nhỉ - ấy là tôi nghĩ thế, bởi toàn bộ lực tác động của đôi bàn tay thầy đã truyền hết vào ống tai của bệnh nhân. Tiếng vỗ mạnh là vậy nhưng tuyệt nhiên vành tai, mang tai cháu Nhung không hề ửng đỏ hay có dấu tay. Sau thủ thuật này, thầy Yên nhờ một người bịt mắt cháu Nhung lại và xoay mặt đi hướng khác, bên này thầy vỗ tay từng tiếng một, cháu đã nhận ra tiếng động và mỉm cười gật đầu, giơ các ngón tay đúng theo số lần thầy vỗ tay. Thầy hô lớn: “Một”, bé Nhung gật đầu, hô: “Hai ba” Nhung cũng chỉ gật đầu… mọi người bật cười và cùng với thầy động viên cháu cố lên, vì biết rằng Nhung chỉ mới nghe thấy tiếng nói nhưng chưa đủ độ nhạy để có thể nhận ra từng âm tiết. Thầy Yên lại tiếp tục bấm huyệt, lại vỗ hơi vào tai…

Sau vài lần như thế, cháu Nhung đã nghe được và phát âm theo khá chuẩn: “Cám ơn thầy”, “Mẹ ơi !...” chị Phương ôm chầm lấy con trong tiếng vỗ tay reo vui, chúc mừng của mọi người. Thế là trọn vẹn, cả hai ca bệnh từ Bắc Bình vào đều đã nói được, nghe được. Cả đoàn mừng không kể xiết, nỗi bất hạnh đeo đẳng mười mấy năm qua của hai gia đình đã được cất đi, gánh nặng cuộc đời đã vơi đi, đã được trút đi một cách nhẹ nhàng qua đôi bàn tay kỳ diệu của lương y Võ Hoàng Yên.

Thầy Yên tươi cười chia sẻ với mọi người, trước đây người câm, điếc được coi là tật chứ không mấy người coi đó là bệnh, đã là dị tật thì trời sinh sau để vậy mang theo cho tới chết chứ mấy ai cãi được số trời. Chính vì cách nghĩ như vậy nên hầu hết các trường hợp câm điếc ít được quan tâm chữa trị mà người ta thường dạy cách thích nghi nó, chấp nhận nó như một sự rủi ro của số phận. Thông thường ai cũng nghĩ thế, nhưng Võ Hoàng Yên đã không nghĩ như thế và kết quả của hôm nay là một sự dấn thân thật sự của ông với nghề y. Từ khi vào chùa tu học và theo nghề thuốc, ông cứ trăn trở mãi với những số phận không may ấy và quyết tâm tìm phương cách chữa trị. Ông đã miệt mài nghiên cứu và đã tìm ra cách giúp bệnh nhân sửa lại khiếm khuyết bằng phương pháp khai thông huyệt đạo.

Ông căn dặn gia đình phải cố gắng tập nói thường xuyên cho cháu, bởi thầy thuốc chỉ mới khai thông huyệt đạo, giúp cho bệnh nhân phục hồi chức năng vốn có của con người chứ không thể làm thay được. Bệnh nhân có nói được tròn âm, rõ tiếng hay không dĩ nhiên phải trải qua quá trình luyện tập chứ không thể ngày một, ngày hai mà có thể nói năng trơn tru, lưu loát như người thường được.

Bại liệt, di chứng của tai biến …
Cùng ngày hôm đó, tôi tình cờ chứng kiến thêm một ca bại liệt và càng thêm khâm phục cái tâm, cái tài của vị lương y trẻ tuổi này. Bệnh nhân là anh Đặng Đức Ngọ ở xã Vũ Hòa huyện Đức Linh - xã giáp ranh với Gia An. Anh Ngọ trong một lần bị tai biến đã để lại di chứng liệt hẳn một bên, thầy đặt bệnh nhân ngồi trên chiếc ghế dài và bắt đầu day ấn huyệt. Mọi người vẫn thấy bình thường bởi động tác nhẹ nhàng của thầy, nhưng bệnh nhân thì “la làng” mỗi khi các ngón tay thầy ấn xuống. Tôi chăm chú nhìn và rõ ràng các ngón tay thầy đã gồng lên với một lực rất lớn ấn vào các huyệt đạo, đặc biệt là lúc thầy cùng người cộng sự đẩy mạnh ép chân trái vào khớp háng. Bệnh nhân liên tục kêu đau, thậm chí có lúc muốn nạt nộ lại người đang chữa trị cho mình. Anh Ngọ la lối và thẳng thừng tuyên bố: “Thôi ! Về thôi, về ngay thôi, có gì cũng không chữa nữa…”. Thế nhưng thầy Yên vẫn kiên trì thuyết phục anh rằng hãy ráng chịu đau một chốc lát để rồi tự đi lại được, chớ đừng sợ đau mà phải chịu tật nguyền suốt đời. Anh miễn cưỡng gật đầu, nhưng khi bàn tay của thầy ấn vào khớp gối, anh lại la lớn “về thôi, về đi con ơi, không chữa nữa, đau lắm !”. Lần này các con anh lại động viên, ráng đi bố, cố tý nữa thôi. Thầy Yên vẫn lặng lẽ với công việc của mình, kết thúc công đoạn day ấn huyệt, ông vỗ mạnh vào cái chân trái đang liệt đơ của anh Ngọ và phán “xong rồi”.

Thầy kéo cẳng chân liệt của anh co lên và bảo anh tự duỗi chân ra, sau một lúc lâu anh Ngọ trả lời là không thể duỗi được. Thầy quả quyết rằng chân anh đã cử động được rồi, hãy cố nghĩ xem bằng cách nào đó để duỗi chân ra. Anh Ngọ tập trung cao độ để suy nghĩ, tìm cách… và kia rồi, bàn chân anh đang nhích dần ra trong tiếng reo vui của mọi người, nét mặt anh rạng rỡ hẳn lên và nhìn thầy thuốc cười chữa thẹn bởi những câu nói khi nãy. Hết liệt rồi nhé, chân đã cử động được rồi nhé … thầy giải thích rằng sự cử động của tứ chi trước hết là do hệ thần kinh điều khiển, do lâu ngày bị liệt một bên nên anh Ngọ đã “quên” việc điều khiển nó, bây giờ đã thông rồi, việc tiếp theo là phục hồi cơ bắp.

Vẫn để anh Ngọ ngồi trên ghế, đặt bàn chân tiếp đất hoàn toàn, cẳng chân vuông góc với mặt đất. Thầy Yên day các huyệt ở khớp gối và bấm huyệt cho rung cơ, khi thầy dùng tay ấn mạnh vào một điểm nhất định trên đầu gối, lập tức cẳng chân anh rung lên liên hồi, bàn chân cứ nẩy lên nhịp nhịp không dứt. Thầy nói vui với mọi người là do mình không biết đó thôi chớ “nó” cũng có nút ON nút OFF như cái máy đầm vậy. Đây là nút OFF, miệng nói tay ấn vào một huyệt ở trên đầu gối, ngay lập tức chân ngừng rung. Còn đây là nút ON, thầy lại điểm huyệt ấn vào chỗ đó, chân anh Ngọ lại rung lên bần bật… “Không phải tui muốn biểu diễn đâu à nghen, làm cách này nhằm kích hoạt các cơ bắp hoạt động trở lại sau thời gian dài ngủ yên” - thầy vui vẻ giải thích, miệng vẫn tươi cười, trên trán đã lấm tấm mồ hôi, thầy biết cách làm cho không khí dịu đi chứ không để ngột ngạt căng thẳng trong những tình huống khó xử của người bệnh.

Nam Hưng
Bài viết copy từ Báo Bình Thuận 

Comments

  1. Tôi Phan Viêt Lợi xin cầu phúc may được đằg ký chữa bệnh cho con gái mai Hoa bị chậm nói. Hiện cháu chỉ nói được nhất 01 từ mong sao được thầy giang tay cứu giúp vì cháu năm nay 06 tuổi. một lần nữa tôi được gửi tới lời chúc thầy luôn luôn đội tứ giúp cho toàn nhân loại và ưu tiên nhât la nhân dân việt nam ĐT 0943975509, Email: loipvktt@gmail.com. Em chúc thầy khỏe và em đợi tin của thầy.

    ReplyDelete

Post a Comment

Popular posts from this blog

Thông báo tạm nghỉ tháng 1-2016

Do tháng 01/2016 là tháng Tết nguyên đán, lại là mùa mưa phùn, giá lạnh, việc đi lại gặp nhiều khó khăn, công việc cuối năm bận rộn. Vì vậy Trung Tâm xin thông báo tạm dừng hoạt động từ tháng 1 năm 2016 với các nội dung như sau: 1. Bệnh nhân đã có phiếu hẹn chữa bệnh tháng 1/2016 sẽ tạm ngưng đến khi nào nhận được thông báo lịch khám chữa bệnh chính thức qua số điện thoại đã đăng ký thì mới đến chữa bệnh. (Lưu ý: Khi chưa nhận được thông báo qua điện thoại thì bệnh nhân tuyệt đối không đến Trung Tâm). 2. Trung Tâm sẽ có trách nhiệm nhắn tin thông báo tổng 03 lần đến từng Bệnh nhân đã đăng ký có phiếu hẹn được rõ. 3. Mọi thông tin sẽ được thông báo cùng lúc trên tổng đài 01234777222, Facebook và Website www.vohoangyen.com để tiện việc theo dõi. XIN LƯU Ý: -Nếu có bất kỳ thay đổi nào về lịch chữa bệnh Trung Tâm sẽ thông báo trên Website, Tổng đài và nhắn tin đến các BN đã có phiếu hẹn được rõ. Để tiện cho việc đi lại vui lòng đọc rõ các thông báo trước khi đến Tru...

ĐOÀN TỪ THIỆN LƯƠNG Y VÕ HOÀNG YÊN KHÁM, CHỮA BỆNH TỪ THIỆN TẠI CAMPUCHIA

  Từ ngày 17 đến 22-1, Đoàn Từ thiện Lương y Võ Hoàng Yên đã khám, chữa bệnh từ thiện cho hơn 1.000 bệnh nhân là Việt kiều Campuchia tại Tổng hội người Campuchia gốc Việt Nam ( Phnom Penh , Campuchia)… Tranh thủ trong ngày nghỉ, Đoàn Từ thiện đã tham quan một số địa điểm du lịch nổi tiếng tại Phnom Penh như :  Bảo tàng Quốc gia Campuchia, Cung điện Hoàng gia Campuchia, Chùa Wat Ounalom, Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng… Sau đây là một số hình ảnh của Đoàn:  

9/8/2011, Bình Phước có văn bản chính thức cho phép ông Võ Hoàng Yên chữa bệnh

Các báo đã viết: - Báo Công An Nhân Dân:  Đồng ý cho ông Võ Hoàng Yên chữa bệnh cứu người - Báo Người Lao Động:  Lương y Yên được tiếp tục chữa bệnh - Báo Lao Động:  Cho phép “thần y” Võ Hoàng Yên được trị bệnh tại Bình Phước - Báo Phụ Nữ:  Chính thức cho phép “thần y” Võ Hoàng Yên trị bệnh - báo thanh niên:  Cho phép ông Võ Hoàng Yên chữa bệnh câm điếc, bại liệt  LY Võ Hoàng Yên trị bệnh tại chùa Quang Minh (thị xã Đồng Xoài). Ảnh: H.V (NLĐO) – Ngày 9-8, UBND tỉnh Bình Phước cho biết đã có văn bản đồng ý để lương y Võ Hoàng Yên (SN 1975, người thường được những bệnh nhân tại một số tỉnh, thành gọi là “thần y”), được tiếp tục chẩn, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Bệnh nhân đang chờ đến lượt được “thần y” chữa bệnh Theo đó, UBND tỉnh chấp thuận cho ông Võ Hoàng Yên tiếp tục chữa trị bệnh nhân thuộc nhóm câm điếc, bại liệt, thoái hóa cột sống đã đăng ký hoặc đã được điều trị từ 1-3 lần. Hộ...