Skip to main content

Giúp người bệnh vững tin…


Kỳ 1: Đi tìm thần y Võ Hoàng Yên - Những số phận may mắn
Kỳ 2: Đi tìm thần y Võ Hoàng Yên - Một tài năng hiếm có
Kỳ 3: Đi tìm thần y Võ Hoàng Yên - Giúp nguời bệnh vững tin


Giúp người bệnh vững tin…
BT- Xin được tiếp nối câu chuyện của anh Đặng Đức Ngọ - bệnh nhân bại liệt mà ta đã biết trong các kỳ trước (xem Bình Thuận cuối tuần số 4491 ngày 6/7/2012), sau khi điểm huyệt cho chân anh Ngọ rung đều các cơ bắp khoảng vài phút nữa thì thầy Yên “ấn nút” dừng và tươi cười chúc mừng anh: “Xong rồi đó, bây giờ chỉ việc đứng lên đi thôi”. Anh Ngọ không tin là mình có thể đứng lên đi được, nên cứ ngồi im trên chiếc ghế dài, thầy phải luôn miệng động viên: “Tui nói được là được, anh cứ tin đi, hãy mạnh dạn đứng lên, không té đâu. Đây, đây, anh bám vào tui, bám vào… Đứng dậy! Đứng thẳng lên đi!!… Vậy đó, vậy đó! Bước, bước nữa !!!…”. Anh Ngọ níu vai áo thầy rồi đứng bật dậy trong tiếng reo hò và những tràng pháo tay cổ vũ không ngớt của mọi người. Thầy lui dần, lui dần và anh Ngọ cứ chới với bước theo, cái chân liệt giờ đã tự nâng lên đặt xuống để đi. Trong lúc dìu bệnh nhân, thầy đã khéo léo gỡ tay anh ra dần sau mỗi bước đi và cuối cùng, nhìn kỹ lại lúc này anh Ngọ chỉ còn bám vào một ngón tay trỏ của thầy. Ngón tay của thầy Yên đưa ra lúc này chỉ là liệu pháp tâm lý giúp bệnh nhân tự tin hơn trong mỗi bước đi, chứ thật ra một ngón tay không thể đỡ nổi cả cơ thể người bệnh. Thế nhưng, thực tế chỉ nương nhờ vào mỗi ngón tay trỏ ấy, mỗi điểm tựa ấy mà anh Ngọ đã tin tưởng bước đi. Ông bảo ngay bệnh nhân cũng không tin vào chính khả năng của mình nữa thì biết làm sao, thầy thuốc chỉ là người trợ lực, giúp bệnh nhân đả thông huyệt đạo và đủ tự tin để vượt qua, phần còn lại phải là ý chí và nghị lực của bản thân người bệnh. Tôi đã tận mắt chứng kiến anh Ngọ đứng dậy và “đi” chỉ sau mấy phút day ấn huyệt của thầy, dĩ nhiên là đi lững chững, chơi vơi theo cách của người mới tập đi. Thầy dặn người nhà phải cố gắng tiếp tục giúp anh luyện tập để có thể tự mình bước đi.
Lương y Võ Hoàng Yên được Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước tặng bằng khen vì chữa một số bệnh câm điếc, bại liệt.

Thông thường, tai biến hay để lại di chứng liệt hẳn một bên, anh Ngọ cũng vậy, cùng với chân trái không cử động được là cánh tay trái đang xuội hẳn với những ngón tay co rút lại. Thầy chỉ cho tôi xem khớp bả vai và xương cánh tay của anh Ngọ đang rời xa nhau, đây cũng chính là lý do tại sao cánh tay bị liệt thường dài hơn và các ngón tay co rút lại. Có thể hình dung như một sợi dây, hễ kéo căng đầu này thì đầu kia phải rút lại, vì khớp vai lỏng ra nên đầu kia các ngón tay phải rút lại thôi. Thầy kéo cánh tay anh Ngọ lên và bằng những động tác điêu luyện, rất nhanh và chuẩn xác, thầy vỗ mạnh một phát vào bả vai, lập tức khớp vai và cánh tay đã vào vị trí cũ của nó. Thật kỳ diệu, tôi sờ vào khớp vai anh Ngọ và vô cùng kinh ngạc khi thấy khớp vai anh đã liền lạc, tròn lẵn như bờ vai người thường, càng ngạc nhiên hơn khi nhìn lại bàn tay trái của anh… thật không thể tin nổi, trời ạ, những ngón tay của anh Ngọ đã giãn ra, mềm mại như chưa từng bị co quắp, quắt queo, bất động hàng mấy năm trời.

“Thần y” - ông là ai ?
Xin thưa ông là Võ Hoàng Yên sinh năm 1975 trong một gia đình nông dân nghèo ở ấp Cái Nước, thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau. Ông tu học từ nhỏ và thầy Trần Văn Ba - Trưởng ban Y tế phước thiện Hưng Nghĩa Tự (thuộc Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam) ở thị trấn Cái Nước chính là người thầy đầu tiên truyền dạy nghề thuốc cho ông. Duyên may từ thời sinh viên theo bạn bè về Tánh Linh chơi và vùng đất Biển Lạc - Gia An đã níu giữ chân ông. Năm 2006 ông chính thức đưa cả gia đình ra Tánh Linh lập nghiệp với hơn chục mẫu đất đủ để trồng cao su và lập vườn thuốc nam. Hiện nay Võ Hoàng Yên đã có hộ khẩu chính thức tại thôn 3, xã Gia An, huyện Tánh Linh. Ông phải đi nhiều chính là do duyên nghiệp nghề thuốc, bệnh nhân cần thì người thầy thuốc khó có thể chối từ.
Nói được rồi! Nụ cười rạng rỡ của người mẹ khi đứa con yêu cất tiếng nói “Mẹ ơi!”. Trong ảnh là cháu Nguyễn Tuyết Ngân sinh năm 1994 bị câm điếc nay đã nói được và mẹ là chị Nguyễn Thị Ánh Hường thường trú tại thôn Thái Hòa, xã Hồng Thái, huyện Bắc Bình.
Tâm nguyện của ông là lập một phòng chẩn trị y học cổ truyền miễn phí ngay tại Gia An - Tánh Linh để chữa bệnh cho người nghèo. Được biết nhiều nơi săn đón, mời mọc ông, cấp đất cho ông và sẵn sàng đầu tư tiền tỷ để xây dựng Trung tâm phục hồi chức năng mang tên Võ Hoàng Yên nhưng ông vẫn đau đáu với quê hương thứ hai của mình - đó là Gia An, Tánh Linh, bởi chính mảnh đất này đã cưu mang ông và cả gia đình ông trong từ những ngày khốn khó cho đến lúc an lạc. Hiện nay, ngoài việc chữa bệnh miễn phí ông còn tham gia công việc kinh doanh. Võ Hoàng Yên hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Phú Bình Yên có trụ sở ở thành phố Hồ Chí Minh.

Đã hơn nửa tháng qua kể từ lần gặp đầu tiên ở Biển Lạc, đến nay khi ngồi viết những dòng này tôi vẫn còn nhớ như in buổi trưa hôm ấy. Ngoài trời nắng chang chang, nhưng hơi gió từ Biển Lạc thổi lên vẫn mát rượi làm dịu đi cái nóng trưa hè. Bà Nguyễn Ngọc Tươi - mẹ thầy Yên loay hoay trong bếp nấu cho con trai tô mì chay (thầy Yên là người ăn chay trường) mà chờ mãi chẳng thấy con nghỉ tay để ăn. Bực mình bà lên tiếng gắt gỏng, mắng con mà cái giọng miền Tây nghe vẫn cứ êm ru, như dỗ dành: “Tô mì nguội ngắt rồi đó, có làm giống gì thì cũng ăn một miếng đã chớ. Hôm qua thức coi bóng đá cả đêm, sáng tới giờ đã ăn gì đâu mà cứ ráng miết. Ăn đi đặng có sức để mần, chớ riết hoài kiểu này chắc chết…”. Anh quay sang nhìn mẹ cười trừ, ý nói bệnh nhân vẫn đang chờ con mà mẹ. Vậy đó, Võ Hoàng Yên nay đã là lương y nổi tiếng, đi khắp trong Nam ngoài Bắc chữa bệnh cho biết bao người nhưng trong mắt bà, anh vẫn như cậu con trai bé bỏng ngày nào. Người mẹ nào mà chẳng thế!

Lúc đầu tôi đã gọi những người bệnh được gặp ông là người may mắn nhưng có lẽ chính tôi mới là người may mắn khi được tận mắt chứng kiến ông chữa bệnh để không phải đoán già đoán non, để không phải nghi ngại về những điều kỳ lạ ấy. Nay mọi chuyện đều được lý giải một cách rõ ràng, thông suốt trên cơ sở khoa học nên những gì thuộc về thần bí, siêu phàm mà nhiều người thêu dệt, đồn thổi trở nên lạc lỏng. “Thần y” trong mắt tôi đã trở lại đúng nghĩa với danh xưng lương y (như chính ông vẫn khiêm nhường nhận mình như thế). Vâng, một lương y tài năng của nước nhà.

Tôi cất công đi tìm “thần y” cũng chỉ mong gặp được một lương y giỏi, có biệt tài chữa bệnh mà nếu không thuộc về năng lực cá biệt, năng khiếu bẩm sinh thì không dễ gì có được. Lương y Võ Hoàng Yên với sự nhạy cảm tuyệt vời của người thầy thuốc và đôi bàn tay điêu luyện đã làm nên những điều kỳ diệu, mang lại hạnh phúc cho nhiều người. Thiết nghĩ ngành y tế Bình Thuận nên lưu tâm đến trường hợp đặc biệt này, tạo điều kiện tốt nhất để ông được mang tài năng ra giúp đời, để ông được yên tâm chữa bệnh miễn phí cho nhiều người ngay tại quê mình: Gia An - Tánh Linh.

NAM HƯNG
Bài viết copy từ Báo Bình Thuận http://www.baobinhthuan.com.vn/vn/default.aspx?cat_id=652&news_id=48819#content

Comments

Popular posts from this blog

Thông báo tạm nghỉ tháng 1-2016

Do tháng 01/2016 là tháng Tết nguyên đán, lại là mùa mưa phùn, giá lạnh, việc đi lại gặp nhiều khó khăn, công việc cuối năm bận rộn. Vì vậy Trung Tâm xin thông báo tạm dừng hoạt động từ tháng 1 năm 2016 với các nội dung như sau: 1. Bệnh nhân đã có phiếu hẹn chữa bệnh tháng 1/2016 sẽ tạm ngưng đến khi nào nhận được thông báo lịch khám chữa bệnh chính thức qua số điện thoại đã đăng ký thì mới đến chữa bệnh. (Lưu ý: Khi chưa nhận được thông báo qua điện thoại thì bệnh nhân tuyệt đối không đến Trung Tâm). 2. Trung Tâm sẽ có trách nhiệm nhắn tin thông báo tổng 03 lần đến từng Bệnh nhân đã đăng ký có phiếu hẹn được rõ. 3. Mọi thông tin sẽ được thông báo cùng lúc trên tổng đài 01234777222, Facebook và Website www.vohoangyen.com để tiện việc theo dõi. XIN LƯU Ý: -Nếu có bất kỳ thay đổi nào về lịch chữa bệnh Trung Tâm sẽ thông báo trên Website, Tổng đài và nhắn tin đến các BN đã có phiếu hẹn được rõ. Để tiện cho việc đi lại vui lòng đọc rõ các thông báo trước khi đến Tru...

ĐOÀN TỪ THIỆN LƯƠNG Y VÕ HOÀNG YÊN KHÁM, CHỮA BỆNH TỪ THIỆN TẠI CAMPUCHIA

  Từ ngày 17 đến 22-1, Đoàn Từ thiện Lương y Võ Hoàng Yên đã khám, chữa bệnh từ thiện cho hơn 1.000 bệnh nhân là Việt kiều Campuchia tại Tổng hội người Campuchia gốc Việt Nam ( Phnom Penh , Campuchia)… Tranh thủ trong ngày nghỉ, Đoàn Từ thiện đã tham quan một số địa điểm du lịch nổi tiếng tại Phnom Penh như :  Bảo tàng Quốc gia Campuchia, Cung điện Hoàng gia Campuchia, Chùa Wat Ounalom, Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng… Sau đây là một số hình ảnh của Đoàn:  

9/8/2011, Bình Phước có văn bản chính thức cho phép ông Võ Hoàng Yên chữa bệnh

Các báo đã viết: - Báo Công An Nhân Dân:  Đồng ý cho ông Võ Hoàng Yên chữa bệnh cứu người - Báo Người Lao Động:  Lương y Yên được tiếp tục chữa bệnh - Báo Lao Động:  Cho phép “thần y” Võ Hoàng Yên được trị bệnh tại Bình Phước - Báo Phụ Nữ:  Chính thức cho phép “thần y” Võ Hoàng Yên trị bệnh - báo thanh niên:  Cho phép ông Võ Hoàng Yên chữa bệnh câm điếc, bại liệt  LY Võ Hoàng Yên trị bệnh tại chùa Quang Minh (thị xã Đồng Xoài). Ảnh: H.V (NLĐO) – Ngày 9-8, UBND tỉnh Bình Phước cho biết đã có văn bản đồng ý để lương y Võ Hoàng Yên (SN 1975, người thường được những bệnh nhân tại một số tỉnh, thành gọi là “thần y”), được tiếp tục chẩn, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Bệnh nhân đang chờ đến lượt được “thần y” chữa bệnh Theo đó, UBND tỉnh chấp thuận cho ông Võ Hoàng Yên tiếp tục chữa trị bệnh nhân thuộc nhóm câm điếc, bại liệt, thoái hóa cột sống đã đăng ký hoặc đã được điều trị từ 1-3 lần. Hộ...