Skip to main content

Những số phận may mắn...

Kỳ 1: Đi tìm thần y Võ Hoàng Yên - Những số phận may mắn
Kỳ 2: Đi tìm thần y Võ Hoàng Yên - Một tài năng hiếm có
Kỳ 3: Đi tìm thần y Võ Hoàng Yên - Giúp nguời bệnh vững tin



Kỳ 1: Những số phận may mắn

BT- Tôi đã tận mắt chứng kiến lương y Võ Hoàng Yên chữa bệnh bằng cách day bấm huyệt cho 2 ca câm điếc, một ca bại liệt và buộc miệng thốt lên 2 tiếng “thần kỳ”.

Đứa cháu câm

Vâng, thật là điều thần kỳ mà nếu không tận mắt chứng kiến thì khó có thể tin nổi, khi tôi viết những dòng này trong đầu tôi lập tức xuất hiện ý nghĩ rằng có mấy người tin vào câu chuyện tưởng chừng như huyền thoại này, nhưng sự thật vẫn là sự thật. Cách đây khá lâu, chú tôi - ông Nguyễn Văn Chương - nguyên Bí thư Huyện ủy Bắc Bình (mọi người vẫn gọi thân mật là Ba Chương) có cô cháu gái bị câm. Cháu bé năm nay đã 18 tuổi, gia đình nghe tiếng lương y Võ Hoàng Yên chữa được bệnh câm điếc nên đã mấy lần cất công đi vào Bình Dương mà không gặp được thầy. Được biết, lương y Võ Hoàng Yên có nhà ở xã Gia An, huyện Tánh Linh, chú Ba Chương dặn tôi khi nào hay tin thầy về Gia An thì báo cho chú biết đặng đưa cháu vào nhờ thầy chữa bệnh. Tôi chờ hoài mà chẳng gặp, mới loáng thoáng nghe tin Võ Hoàng Yên về nhà, hỏi lại thì anh đã đi rồi. Hết trong Nam ngoài Bắc, lại ra nước ngoài với lịch trình dày đặc - lương y Võ Hoàng Yên đã đem tâm đức và tài năng của mình cứu chữa cho biết bao nhiêu người.

Lương y Võ Hoàng Yên chữa bệnh bại liệt cho anh Đặng Đức Ngọ.

Duyên may

Tôi vẫn kiên trì chờ và duyên may cũng đã đến… Đó là sáng mồng 5 tháng 5 (ngày 23/6/2012) trong câu chuyện bên ly cà phê sáng, bạn tôi - anh Võ Văn Ty hiện là Bí thư Đảng ủy xã Gia An vô tình tiết lộ: Võ Hoàng Yên vừa về Gia An và mời anh em cùng lên vui Tết Đoan Ngọ với gia đình. Mừng quá tôi vội báo ngay cho chú Ba Chương và từ đầu dây bên kia ông cho biết sẽ vào ngay, vào ngay. Thế là mờ sáng hôm sau khi tôi vừa thức giấc thì một chiếc xe 16 chỗ đã chờ sẵn trước nhà nhờ đưa sang Gia An tìm thầy. Tôi chạy sang nhà Võ Văn Ty nhờ anh giới thiệu để gặp thầy, anh Ty viết cho tôi mấy chữ trong tờ giấy và chỉ đường đi nước bước, phải làm sao làm sao… Chừng như chưa yên tâm với những ý tứ căn dặn của mình, anh thu xếp công việc và cùng đi với chúng tôi. Đã có “thổ địa” lại là lãnh đạo xã, chúng tôi yên tâm lên đường. Tôi tin là sẽ gặp được thầy Yên, đó là điều chắc chắn còn việc 2 bệnh nhân câm điếc từ Hồng Thái (Bắc Bình) vào đây có nghe, nói được hay không thì thú thật tôi vẫn chưa tin lắm. Sẵn dịp này vừa giúp gia đình chú Ba Chương và cũng vừa để giúp mình kiểm chứng những gì đã nghe về lương y Võ Hoàng Yên.

Nhà thầy Yên ở bên kia hồ Biển Lạc, đứng bên này nhìn sang chỉ thấy một vệt xanh thẳm, xa tít tắp. Dưới bến, mấy chiếc ghe nhỏ nằm ngổn ngang và phần lớn là ngập chìm trong nước, vài người đánh cá đang lúi húi dọn đồ lên bờ cùng với mớ cá thu được sau một đêm trên hồ. Chiếc thuyền nhỏ của anh Hải được giấu sau mấy lùm cây mắt mèo, anh Hải là em rể thầy Yên - người sẽ đưa chúng tôi sang nhà thầy. Anh Hải vừa đẩy chiếc xuồng nhựa ra, vừa luôn tay tát nước và bằng những động tác hết sức thành thạo của người quen nghề sông nước, Hải lắp máy đuôi tôm vào chiếc thuyền mà anh vẫn gọi là vỏ lãi theo cách nói của người miền Tây Nam bộ rồi cho nổ máy. Tiếng máy giòn giã reo vui mang theo bao niềm hy vọng hướng về phía bờ bên kia. Ngồi trên chiếc xuồng nhỏ xíu giữa trời nước mênh mông mới thấy mình thật nhỏ nhoi, cuộc sống mong manh biết bao nhưng hy vọng vẫn luôn ở phía trước. Hơn hai mươi phút ngồi xuồng máy, chúng tôi mới sang được bờ bên kia, ngôi nhà nhỏ ở giữa vườn thuốc Nam là nơi hai thầy trò anh tạo dựng hơn sáu năm qua, cách đó một quãng là nhà ba mẹ, anh chị của Võ Hoàng Yên, những người từ Cà Mau ra đây lập nghiệp.

Qua lời giới thiệu của anh Ty, thầy Võ Hoàng Yên vui vẻ tiếp chúng tôi và hào hứng với câu chuyện bóng đá tối qua về trận tứ kết Tây Ban Nha thắng Pháp 2 - 0. Mấy người bạn của anh từ thành phố về cũng rất hứng khởi bởi lâu lắm mới được coi lại ti vi trắng đen mà sóng truyền hình thì yếu đến mức màn hình nhòe như mưa. Ở Biển Lạc chưa phải là khu dân cư nên điện chưa kéo tới, mấy căn nhà ở đây thật ra là những cái chòi kiên cố để làm rẫy mà thôi, ngôi nhà của Võ Hoàng Yên mà chúng tôi đang ngồi cũng là một dạng nhà như thế. Tôi đặc biệt chú ý đến một cụ già cứ miệt mài tưới nước, dãy cỏ ở vườn thuốc trước nhà. Cụ chỉ mặc một chiếc quần đùi, đầu đội nón lá cời cứ lui cui hết việc này tới việc kia giữa trời trưa nắng. Võ Hoàng Yên giới thiệu với tôi: “Thầy tui đó, thầy tên Trần Văn Ba là lương y giỏi có tiếng ở Cái Nước, Cà Mau đó. Tui học được nghề thuốc cũng từ thầy Ba. Năm 2006 khi khai phá được mảnh đất này thì thầy cùng ra đây luôn, hai thầy trò gầy dựng vườn thuốc Nam để chữa bệnh giúp người…”. Khác với những hình dung ban đầu của tôi về thầy như một người có nội công thâm hậu và đầy những điều bí hiểm, ngược lại Võ Hoàng Yên rất thoải mái, bộc trực, nói chuyện rất chân thành, cởi mở. Với tài năng của mình, hàng ngàn người đã được anh chữa khỏi bệnh, nhiều địa phương trong cả nước trọng vọng anh, có nơi người ta còn tôn anh là thần y nhưng anh chỉ khiêm tốn nhận mình là một lương y, thế thôi.

Thần y ra tay
Câu chuyện giữa chúng tôi như những người thân lâu ngày gặp lại đã choán hết thời gian cả buổi sáng, thấy tôi nôn nóng cho hai ca bệnh từ Bắc Bình vào, bằng giọng nói đỉnh đạc, rất tự tin anh bảo tôi yên tâm đi, rồi sẽ có kết quả ngay thôi. Chúng tôi gác lại câu chuyện dở dang về những dự định của nhóm bạn anh muốn đầu tư vào vùng Biển Lạc để khai thác du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng… để anh vào việc.

Cô bé Nguyễn Tuyết Ngân sinh năm 1994 - người cháu của chú Ba Chương mà tôi nói lúc đầu được gọi đến. Cháu Ngân là con của chị Nguyễn Thị Ánh Hường thường trú tại thôn Thái Hòa, xã Hồng Thái, huyện Bắc Bình. Chị Hường hồi hộp đứng bên con, thầy Yên một tay vịn đầu bệnh nhân một tay bấm huyệt nơi yết hầu và giật nhẹ, sau đó thầy ra hiệu cho cháu thè lưỡi ra và dùng khăn giấy nắm lấy cuống lưỡi xoay qua, xoay lại và cũng kéo nhẹ ra nghe như có tiếng “sật” của khớp cơ nào đó trong cuống lưỡi vừa được gắn vào. Xong, thầy đưa cho cháu một cốc nước nhỏ bảo uống và bắt đầu tập nói. Thầy Yên hô lớn, nào: “Một, hai, ba, bốn…” và điều kỳ diệu đã đến, bé Ngân cứ thế đọc theo “mốt, hai, pa, pún”, mọi người vỗ tay tán thưởng nhưng thầy bảo âm chưa tròn, để thầy “chỉnh” tiếp. Chỉnh là cách diễn đạt theo lối nói vui cho mọi người dễ hình dung, thực ra thầy tiếp tục tìm những huyệt đạo khác để day, ấn cho thông và bây giờ lại tiếp tục “một hai ba bốn”, tiếng lập lại của bé Ngân đã rõ dần “một hai ba bốn” và những tràng pháo tay lại đồng loạt nổi lên. Thầy lại tiếp tục tập cho cháu đếm đến mười, đến hai mươi rồi chỉ những thứ quanh mình “cái bàn, cái ghế, tóc đen, áo trắng...”. Nhìn qua người mẹ đang trào nước mắt vì sung sướng với niềm hạnh phúc vô bờ bến, thầy dạy bé Ngân nói câu đầu tiên trong đời “Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm!”, bé Ngân lặp lại không sót từ nào với giọng lơ lớ nhưng cũng đủ nhận ra toàn bộ âm tiết của câu nói tràn ngập tình yêu thương ấy, bất chợt tôi nghe mắt mình cay cay. Trong đời tôi chưa bao giờ chứng kiến niềm hạnh phúc lớn lao như thế của người mẹ, của gia đình cháu, tôi chạy ngay ra ngoài sân bấm máy gọi cho chú Ba Chương và gào to: “Chú ơi, gặp rồi, nói được rồi !”, chỉ có vậy, không cần diễn đạt dài dòng, không có cả chủ ngữ của câu nhưng tôi tin ở ngoài quê, chú tôi sẽ hiểu hết trọn vẹn thông điệp ấy và còn hơn thế nữa.

(Còn tiếp)

NAM HƯNG
Link gốc http://www.baobinhthuan.com.vn/vn/default.aspx?news_id=48438

Comments

Popular posts from this blog

Thông báo tạm nghỉ tháng 1-2016

Do tháng 01/2016 là tháng Tết nguyên đán, lại là mùa mưa phùn, giá lạnh, việc đi lại gặp nhiều khó khăn, công việc cuối năm bận rộn. Vì vậy Trung Tâm xin thông báo tạm dừng hoạt động từ tháng 1 năm 2016 với các nội dung như sau: 1. Bệnh nhân đã có phiếu hẹn chữa bệnh tháng 1/2016 sẽ tạm ngưng đến khi nào nhận được thông báo lịch khám chữa bệnh chính thức qua số điện thoại đã đăng ký thì mới đến chữa bệnh. (Lưu ý: Khi chưa nhận được thông báo qua điện thoại thì bệnh nhân tuyệt đối không đến Trung Tâm). 2. Trung Tâm sẽ có trách nhiệm nhắn tin thông báo tổng 03 lần đến từng Bệnh nhân đã đăng ký có phiếu hẹn được rõ. 3. Mọi thông tin sẽ được thông báo cùng lúc trên tổng đài 01234777222, Facebook và Website www.vohoangyen.com để tiện việc theo dõi. XIN LƯU Ý: -Nếu có bất kỳ thay đổi nào về lịch chữa bệnh Trung Tâm sẽ thông báo trên Website, Tổng đài và nhắn tin đến các BN đã có phiếu hẹn được rõ. Để tiện cho việc đi lại vui lòng đọc rõ các thông báo trước khi đến Tru...

ĐOÀN TỪ THIỆN LƯƠNG Y VÕ HOÀNG YÊN KHÁM, CHỮA BỆNH TỪ THIỆN TẠI CAMPUCHIA

  Từ ngày 17 đến 22-1, Đoàn Từ thiện Lương y Võ Hoàng Yên đã khám, chữa bệnh từ thiện cho hơn 1.000 bệnh nhân là Việt kiều Campuchia tại Tổng hội người Campuchia gốc Việt Nam ( Phnom Penh , Campuchia)… Tranh thủ trong ngày nghỉ, Đoàn Từ thiện đã tham quan một số địa điểm du lịch nổi tiếng tại Phnom Penh như :  Bảo tàng Quốc gia Campuchia, Cung điện Hoàng gia Campuchia, Chùa Wat Ounalom, Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng… Sau đây là một số hình ảnh của Đoàn:  

9/8/2011, Bình Phước có văn bản chính thức cho phép ông Võ Hoàng Yên chữa bệnh

Các báo đã viết: - Báo Công An Nhân Dân:  Đồng ý cho ông Võ Hoàng Yên chữa bệnh cứu người - Báo Người Lao Động:  Lương y Yên được tiếp tục chữa bệnh - Báo Lao Động:  Cho phép “thần y” Võ Hoàng Yên được trị bệnh tại Bình Phước - Báo Phụ Nữ:  Chính thức cho phép “thần y” Võ Hoàng Yên trị bệnh - báo thanh niên:  Cho phép ông Võ Hoàng Yên chữa bệnh câm điếc, bại liệt  LY Võ Hoàng Yên trị bệnh tại chùa Quang Minh (thị xã Đồng Xoài). Ảnh: H.V (NLĐO) – Ngày 9-8, UBND tỉnh Bình Phước cho biết đã có văn bản đồng ý để lương y Võ Hoàng Yên (SN 1975, người thường được những bệnh nhân tại một số tỉnh, thành gọi là “thần y”), được tiếp tục chẩn, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Bệnh nhân đang chờ đến lượt được “thần y” chữa bệnh Theo đó, UBND tỉnh chấp thuận cho ông Võ Hoàng Yên tiếp tục chữa trị bệnh nhân thuộc nhóm câm điếc, bại liệt, thoái hóa cột sống đã đăng ký hoặc đã được điều trị từ 1-3 lần. Hộ...