1.Trước khi tham gia hội thảo về phương pháp trị bệnh của mình do Liên hiệp các Hội KH & KT kết hợp với Hội Đông y tỉnh Bình Phước tổ chức cuối tháng 7-2011, rất nhiều giọt nước mắt của gia đình LY Võ Hoàng Yên đã rơi, mẹ ông, những người thân của ông đã rơi lệ. Họ rơi lệ không phải vì buồn do “thử nghiệm” mà biết rõ con mình, cháu mình, anh mình, em mình có khả năng như thế nào đối với việc day bấm huyệt các nhóm bệnh thoái hóa cột sống, bại liệt, câm điếc. Họ rơi lệ vì thương cho bản thân ông Yên chỉ thích làm việc giúp người, giúp đời mà lại bị không ít người đời mỉa mai, nghi vấn!? Thế nhưng những giọt lệ ấy càng thúc dục ông quyết tâm hơn trên con đường khám chữa bệnh giúp người, giúp đời trong sự cho phép của ngành y tế và chính quyền địa phương.
2.Trước ngày ông tham gia hội thảo, ông cũng làm “thử nghiệm” rất nhiều bệnh nhân để giữ tay nghề thuần thục hơn. Nhiều bệnh nhân cũng đã rơi lệ vì chính người thân của mình thuyên giảm bệnh. Cụ thể là bà Đinh Thị Tòng, mẹ của bệnh nhân Đinh Tiến Cường (SN 1989, HKTT: Minh Hóa, Quảng Bình; tạm trú: P.Phú Hòa, TX.TDM, Bình Dương) đã rơi lệ vì bà thấy con mình bị bại liệt hoàn toàn do bị đánh nhưng được LY Yên bấm 4 lần đã tự đứng dậy, chống gậy đi được hơn 5 bước. Bà rơi lệ vì mừng cho con bà sẽ có cơ hội lành bệnh, bởi trước đây, bác sĩ kết luận rằng, nhiều khả năng cháu Cường sẽ không qua khỏi, về sống đời sống thực vật trong vòng 2 tháng sẽ chết. Tuy nhiên, nhờ sự chăm sóc và đưa đi phục hồi chức năng của gia đình, dần dần cháu tỉnh lại nhưng chỉ nằm một chỗ. Còn nước còn tát, bà tìm gặp LY Yên và được giúp đỡ.
4. Sau khi đến với hội thảo ngày 29-7-2011 diễn ra hơn 4 giờ đồng hồ, tôi cũng chứng kiến rất nhiều giọt nước mắt đã rơi. Người rơi lệ đầu tiên vì mừng là bà Lê Thị Toán (64 tuổi)-mẹ ruột của chị Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Phó Ban tổ chức Tỉnh ủy Bình Phước. Các con bà cũng rơi lệ trước sự chứng kiến của hơn 200 đại biểu vì nhìn thấy mẹ mình tự đi lại tập tễnh được nhưng không chống gậy. Thế là hơn hai chục năm bị bại liệt, hy vọng của bà không còn ngồi xe lăn nhiều khả năng thành hiện thực. Lúc bà Toán rơi lệ, chính ông trưởng ban tổ chức hội thảo là Nguyễn Văn Thỏa - Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH & KT tỉnh Bình Phước cũng đã ôm trầm bà Toán an ủi, mắt ông rưng rưng những giọt lệ. Thấy tình cảnh cảm xúc này, nhiều bệnh nhân ở phía dưới theo dõi cũng rơi lệ theo vì mừng cho một khởi đầu thành công của hội thảo, mừng vì Ban tổ chức “dũng cảm” vượt qua nhiều áp lực để tổ chức hội thảo nhằm trả lời dư luận; đồng thời thể hiện được cái tâm, cái tầm của mình trong việc “dám” bênh vực cái tốt và lẽ phải, để cái tốt không bị “thui chột” và luôn tồn tại vĩnh cửu trong xã hội.
HỒ VĂN
Bà Đinh Thị Tòng đã rơi lệ khi thấy con mình đứng dậy đi tập tễnh sau nhiều năm bị liệt nằm một chỗ. Ảnh: N.Vũ |
Bác sỹ Nguyễn Thị Thanh Hương, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Bình (phải) và Em Đinh Tiến Cường (trái) đã rưng rưng nước mắt tại hội thảo. Ảnh: H.V |
3.Trên chuyến xe từ Bình Dương đến Bình Phước để tham dự buổi hội thảo, tôi chứng kiến cảnh một người chồng vất vả ngồi đỡ người vợ mới bị bại liệt do tai biến khoảng nửa tháng. Đến gần quán ăn, anh phải cõng chị trên lưng thật vất vả. Lúc ăn, chị bị hóc xương làm anh vô cùng hoảng hốt vì thương vợ. Lúc này, trong anh có một niềm tin mãnh liệt là vợ mình sẽ qua khỏi. Thế rồi đến Bình Phước, anh chị đã may mắn gặp được ông Yên. Sau 10 phút nắn các khớp xương, chị đã đứng dậy đi lại được và lao đến ôm trầm lấy chồng mình và nói “Chồng ơi…”. Hai vợ chồng ôm nhau rơi lệ. Dẫu biết rằng, trong một sớm một chiều, chị chưa thể bình phục như bình thường trước đây nhưng những giọt lệ của anh chị, cộng với những bước đi tập tễnh của chị là niềm tin để ngày mai chị sẽ không phải ngồi cảnh xe lăn suốt đời. |
Trong một gốc khuất, người phụ nữ này đã khóc. Ảnh: H.V |
4. Sau khi đến với hội thảo ngày 29-7-2011 diễn ra hơn 4 giờ đồng hồ, tôi cũng chứng kiến rất nhiều giọt nước mắt đã rơi. Người rơi lệ đầu tiên vì mừng là bà Lê Thị Toán (64 tuổi)-mẹ ruột của chị Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Phó Ban tổ chức Tỉnh ủy Bình Phước. Các con bà cũng rơi lệ trước sự chứng kiến của hơn 200 đại biểu vì nhìn thấy mẹ mình tự đi lại tập tễnh được nhưng không chống gậy. Thế là hơn hai chục năm bị bại liệt, hy vọng của bà không còn ngồi xe lăn nhiều khả năng thành hiện thực. Lúc bà Toán rơi lệ, chính ông trưởng ban tổ chức hội thảo là Nguyễn Văn Thỏa - Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH & KT tỉnh Bình Phước cũng đã ôm trầm bà Toán an ủi, mắt ông rưng rưng những giọt lệ. Thấy tình cảnh cảm xúc này, nhiều bệnh nhân ở phía dưới theo dõi cũng rơi lệ theo vì mừng cho một khởi đầu thành công của hội thảo, mừng vì Ban tổ chức “dũng cảm” vượt qua nhiều áp lực để tổ chức hội thảo nhằm trả lời dư luận; đồng thời thể hiện được cái tâm, cái tầm của mình trong việc “dám” bênh vực cái tốt và lẽ phải, để cái tốt không bị “thui chột” và luôn tồn tại vĩnh cửu trong xã hội.
Bà Lê Thị Toán đã rơi lệ vì mừng trong vòng tay yêu thương của các con mình trước sự chứng kiến của nhiều người. Ảnh: H.V |
Thấy tình cảnh này, ông Thỏa đã xuống an ủi bà Toán. Ảnh: H.V |
5.Dẫu biết rằng, ông Yên không phải trị bệnh “thần thánh, nhiệm màu”, không phải “thần y, thánh y” nhưng ai đó nghĩ nhưng cách trị bệnh của ông đã làm bất ngờ nhiều người và cả nhà tổ chức vì hiệu quả tức thời đã được ghi nhận. Do vậy, những gì ông biểu diễn tại hội thảo chỉ mới bắt đầu cho sự kiểm chứng ngày mai dù có công nhận hay không!!? Dẫu biết rằng khả năng trị bệnh của ông là có giới hạn trong hạn chế nhỏ nhoi của mình nhưng những việc làm của ông là tốt cho đời dù thành công rất ít. Bởi một điều đơn giản là nhiều trường hợp tìm gặp ông xin trị bệnh đều là bệnh nan y “thầy chạy, bác sĩ chê”. Do vậy, dù có thành công 1-2% cũng là điều đáng mừng cho người bệnh. Chính ông Yên cũng đã khóc ròng sau khi kết thúc hội thảo: “Mong muốn của tôi là chỉ muốn giúp người bệnh, giúp đời. Do đó, tôi sẽ tiếp tục nỗ lực và cố gắng thuần thục phương pháp của mình bằng cách kết hợp với phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng của Đông y và cả Tây y để cách trị bệnh của mình ngày một hoàn hảo hơn!”
Ông Võ Hoàng Yên đã khóc khi phát biểu lời cuối cùng tại hội thảo. Ảnh: H.V |
Lời bàn của Lương Trọng Nghĩa (chủ nhân website này)
Tôi viết thêm đây, là tôi trách phóng viên Hồ Văn. Và tôi trách chính mình vì quá bất ngờ trước phát biểu của ông Yên lúc cuối hội thảo. Chúng tôi đã không kịp ghi lại những giây phút con người thật của một vị lương y này. Tôi không muốn tôi giống những người khác, là coi Mr Yên là "thần y". Ông ta cũng là một con người bình thường như mọi người vậy. Bằng chứng là ông ta cũng biết khóc. Ông ta khóc vì lúc đó ông ta nhớ tới người mẹ ở quê nhà. Người ta đã photo những bài viết không tốt về ông, và phát miễn phí cho hàng xóm và người mẹ của ông đọc. Làm đau khổ một người mẹ như vậy, để làm gì hỡi anh em??? Một người con, đổ mồ hôi đi chữa bệnh miễn phí cho người nghèo và để rồi, người mẹ được gì khi đọc những bài viết đó...
Ông Yên đã khóc như một đứa trẻ tại hội thảo khi nói về điều này. Tôi cũng khóc. Và những người đứng cạnh tôi cũng gần khóc. Khóc không phải vì thương ông Yên. Khóc là vì tôi thương mẹ của mình. Mẹ của tôi cũng sẽ đau khổ khi nghe tin xã hội chê bai người con của mình.
Tôi không hoàn toàn viết tốt về Mr Yên trong website này. Tôi muốn mọi người hiểu, ông Yên cũng là một con người bình thường. Tôi và bạn, cũng là một con người bình thường. Hãy cố sống và hành thiện. Vì đó là "nhân văn".
Vấn đề được đặt ra lúc này là:
ReplyDelete1. Các cơ quan chức năng có tạo điều kiện cho các bệnh nhân lóe lên tia hy vọng chữa khỏi bệnh - dù mong manh - được "thần y" Võ Hoàng Yên trị bệnh?
2. Ông Yên có thật tâm chữa bệnh giúp đời như ông phát biểu với báo chí hay mọi thứ sẽ đổi thay sau đó - khi ông lên đến đỉnh vinh quang?
3. Đến bao giờ thì ông Yên có lịch trình chữa bệnh cụ thể? ở đâu?
Lúc này có nói trời nói trăng gì về ông Yên cũng chẳng mang lại lợi ích gì cho bệnh nhân, thân nhân bệnh nhân, nói rộng ra chút xíu, cho đời.
ReplyDeleteCái mà bệnh nhân cần là được ông Yên trị bệnh, dù khỏi bệnh khỏi bệnh. Khỏi bệnh là niềm vui, hạnh phúc. Không khỏi bệnh thì cũng luyến tiếc gì.
Lúc này có nói trời nói trăng gì về ông Yên cũng chẳng mang lại lợi ích gì cho bệnh nhân, thân nhân bệnh nhân, nói rộng ra chút xíu, cho đời.
ReplyDeleteCái mà bệnh nhân cần là được ông Yên trị bệnh, dù khỏi bệnh hya không khỏi bệnh. Khỏi bệnh là niềm vui, hạnh phúc. Không khỏi bệnh thì cũng không còn luyến tiếc gì.
Có đúng thế không thưa anh Lương Trọng Nghĩa???
Sao xóa mất comment của tui rùi cà? Anh Lương Trọng Nghĩa này kỳ cục quá hè.
ReplyDeleteTui nói thực tế khách quan, chớ có chửi bới ai đâu hè?
Theo tôi,dù cơ quan chức năng có tạo điều kiện hay không cũng không quan trọng,vì thực tế hiện tại nếu ông Yên làm bằng cả tâm huyết nhân đạo,cái chủ yếu của ông là giúp được dân.Nếu luật pháp có bắt bớ hay bỏ tù đi nữa cũng là bị tội vì làm tốt.Pháp luật nhưng cũng phải có đạo đức,dùng luật pháp mà trị tội đạo đức con người là điều không thể.Làm luật chứ không phải đi giết cái đạo đức con người.gặp người gặp khó khăn không cứu giúp là vô nhân đạo.Luật pháp cũng rất rõ ràng : Gặp người bị nạn mà không cứu giúp là có tội
ReplyDeleteCó thật sự giúp đời như ông phát biểu không thì bệnh nhân và mọi người đã hiểu,hiện tại tất cả đều tốt thì phải đánh giá tốt,chuyện sau này có thay đổi hay không tính sau.Nếu thay đổi thì tự ông là người tẩy chay mình,lúc đó không cần ai nói cũng thế thôi.
Hiện tại ông làm tất cả vì lòng thương người và hoàn toàn miễn phí thì không thể nào nghi ngờ ông làm xấu được.Ngay lúc này người thân chúng ta nhờ ông trị được bệnh tức thì phải biết ơn.Nếu ông sau này có lợi dụng uy tín để làm việc gì khác thì tự dưng ông sẽ bị thất tín và tự biến mất thôi.
Thầy Yên ơi, chúng tôi, những người thân bệnh nhân đang rất mong tin Thầy, Thầy đang chữa bệnh ở đâu? Chúng tôi đã chờ đợi mỏi mòn, mong từng ngày đến cuộc hội thảo, cuộc hội thảo thành công, những tưởng Thầy sẽ chữa bệnh công khai và liên tục hơn, nhưng rồi cũng không biết Thầy ở đâu...Chúng tôi từ tuyệt vọng khi bệnh viện trả về nói không chữa được, rồi khi biết Thầy Yên có thể chữa hết bệnh , chúng tôi hy vọng rất nhiều. Đừng dập tắt hy vọng của chúng tôi, Thầy Yên ơi, hãy cho con em chúng tôi 1 cơ hội để trở lại với đời... Thầy ơi,thầy đâu rồi??????
ReplyDelete