Cuộc hội thảo về phương pháp day ấn huyệt cổ truyền của Lương y Võ Hoàng Yên do UBND tỉnh Bình Phước giao cho Liên hiệp các hội KH&KT tỉnh tổ chức, sẽ chính thức diễn ra vào 7 giờ 30 phút ngày mai 29/7/2011 tại khuôn viên trụ sở Liên hiệp các hội tỉnh Bình Phước. Tại cuộc hội thảo, Lương y Võ Hoàng Yên sẽ chữa bệnh ngẫu nhiên cho khoảng 30 bệnh nhân thuộc các nhóm bệnh: câm điếc, bại liệt, thoái hóa cột sống, trước sự chứng kiến của 200 đại biểu, trong đó có nhiều nhà khoa học, lãnh đạo tỉnh Bình Phước và các bác sĩ chuyên ngành đến từ nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước.
Trước hội thảo 3 ngày, cũng bằng phương pháp day ấn huyệt cổ truyền, với đôi bàn tay, một đôi găng tay, một chai dầu nóng Trường Sơn và chiếc khăn lạnh, Lương y Võ Hoàng Yên đã đến tỉnh Bình Phước tiếp tục giúp phục hồi chức năng thành công cho 6 bệnh nhân câm điếc, 4 bệnh nhân thoái hóa cột sống rất nặng không đi được, không ngồi được, và 02 bệnh nhân bị bại liệt (trong đó có bệnh nhân được người thân đưa đến từ Hà Nội, Đà Nẵng và Quảng Bình). Chúng tôi đã tận mắt chứng kiến người thân của bệnh nhân đã khóc trong niềm vui và hạnh phúc. Chúng tôi cũng khóc vì chỉ trong vài phút thôi, Lương y Võ Hoàng Yên đã giúp một con người thay đổi hoàn toàn số phận. Mặc dù mệt lả sau khi giúp người bệnh, mồ hôi đẩm ướt cả người nhưng tối qua (27/7), Lương y Võ Hoàng Yên cũng dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn.
“MỖI HUYỆT ĐẠO TRÊN CƠ THỂ NHƯ MỘT PHÍM ĐÀN…”
Phóng Viên: Tâm trạng của ông thế nào khi cách đây vài tháng trên mặt báo có những thông tin không hay về ông?
Ông Võ Hoàng Yên: Trước hết tôi xin khẳng định tôi không phải là thần y, tôi chỉ là một lương y trị bệnh theo phương pháp cổ truyền của cha ông ta để lại. Mà tôi cũng chỉ điều trị được ở một số bệnh như câm điếc, thoái hóa cột sống, một số bệnh sau tai biến mà thôi. Vì vậy, đừng nghĩ rằng tôi có thể chữa lành cho bất cứ người bệnh nào. Trong thực tế, có những bệnh nhân đến điều trị, do tâm lý sợ đau trong lúc day ấn huyệt nên họ bỏ cuộc. Những bệnh nhân như vậy có thể sẽ cảm thấy đau nhức mà không khỏi bệnh do quá trình điều trị chưa hoàn tất. Có người còn bảo tôi nói một đường làm một nẻo, nói chữa bệnh không lấy tiền mà buộc người bệnh phải đem gạo đến nhà. Thực ra thì nhiều bệnh nhân đề nghị trả tiền, tôi có nói là nên mua gạo để phát cho người nghèo, chỉ vậy thôi. Tôi sinh ra trong hoàn cảnh gia đình khó khăn, lúc nhỏ nương tựa ở chùa nên thú thật là tôi bây giờ vẫn còn học hạnh của các chân sư luôn cố gắng đem niềm vui, nụ cười, lợi ích cho nhiều người, phù hợp với ý Đảng lòng dân càng nhiều càng tốt.
Phóng Viên: Ông đã chữa trị cho nhiều người bệnh ở tỉnh Bình Phước, đó là những lần chữa trị không công khai. Bây giờ chuẩn bị “trình diễn tay nghề” trước những nhà khoa học, những quan chức trong ngành y tế cũng như trước sự chứng kiến của các phương tiện truyền thông, ông cảm thấy thế nào?
Ông Võ Hoàng Yên: Tôi sẽ rất vui nếu tại cuộc hội thảo có mặt nhiều nhà khoa học và lãnh đạo trong ngành y tế. Có họ, họ sẽ truyền đạt hoặc góp ý thêm cho tôi nhiều kinh nghiệm. Bởi vì trước nay tôi day bấm huyệt theo phương pháp cha ông để lại, chưa qua trường lớp chính quy, tôi chỉ làm theo kinh nghiệm và hiểu biết của mình, tôi rất cần được trao đổi và học hỏi… Có một điều cần nói là lãnh đạo tỉnh Bình Phước rất quan tâm đến phương pháp chữa bệnh của tôi, do tôi đã từng chữa trị cho nhiều người bệnh ở địa phương này. Họ muốn có một điều gì đó chắc chắn rằng phương pháp điều trị bệnh của tôi có cơ sở khoa học để họ cho phép tôi tiếp tục điều trị công khai cho bệnh nhân trong tỉnh. Vì lẽ đó ngày diễn ra hội thảo không có lý do gì tôi lại không có mặt. Tôi đến tỉnh Bình Phước sớm 3 ngày trước khi hội thảo diễn ra cũng là vì lẽ đó. Tại hội thảo tôi sẽ đem hết kinh nghiệm và hiểu biết của mình để cứu chữa người bệnh. Tuy nhiên cũng phải thông cảm khi tôi nói điều này: một cây củi khô khác một nhành cây héo. Một nhành cây héo nếu có kỹ thuật chăm nom tốt nó sẽ xanh tươi trở lại, còn cây củi khô thì chỉ có phép màu mới có thể biến thành nhành cây xanh tốt. Tôi chữa bệnh không phải bằng phép màu nên không thể nói là ca bệnh nào cũng chữa khỏi.
Ông Võ Hoàng Yên: Khi tôi còn nhỏ tôi đã học được ở các sư thầy trong chùa về nguyên lý của huyệt đạo. Có thể hiểu như thế này, trong cơ thể con người thì những huyệt đạo luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau, huyệt này bị tắc thì huyệt kia thấy khó chịu và lâu dần làm cho một bộ phận nào đó trong cơ thể con người trở nên kém hoạt động hoặc không thể hoạt động theo chức năng của nó. Phương pháp xoa bóp day ấn huyệt là tìm cho được chỗ nào tắc ta sẽ khơi thông chỗ đó, chỉ vậy thôi.
Ông Võ Hoàng Yên: Chẳng có gì là bí truyền hay thần quyền cả đâu. Những huyệt đạo trên cơ thể con người cũng giống như những phím đàn vậy thôi. Nói nôm na thế này, có khi tôi và anh cùng học chơi đàn nhưng anh chơi hay hơn tôi vì anh thường xuyên rèn luyện, anh biết luyến láy trên từng “nốt nhạc”. Còn tôi, dù biết chơi đàn nhưng lâu lâu mới cầm đến đàn thì sao có thể sánh bằng anh được.
Ông Võ Hoàng Yên: Tôi nghĩ điều gì cũng có thể xảy ra. Trong thực tế đối với những bệnh mà Tây y gọi là “bệnh khó” thì xác suất 3 thành công 1 là mừng rồi. Tôi cũng xin nói thêm là tôi đến với cuộc hội thảo này không phải vì lợi vì danh mà vì mong được phục vụ hợp pháp lâu dài cho người bệnh. Nhiều người khuyên tôi không nên tham dự hội thảo nhưng tôi kiên quyết đến với hội thảo là để tỏ lòng cảm ơn lãnh đạo tỉnh Bình Phước đã có tầm nhìn rất tích cực, đứng ra tổ chức một cuộc hội thảo về một lương y chưa có bằng cấp như tôi. Tại cuộc hội thảo tôi hy vọng nhiều người bệnh được tôi chữa có hiệu quả để lãnh đạo ngành y tế, lãnh đạo tỉnh Bình Phước tạo điều kiện cho tôi được công khai giúp điều trị bệnh nhân. Đó cũng là việc tôi nên làm để góp sức với xã hội giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh kém may mắn mà trước kia tôi cũng đã từng gặp phải.
Thanh Nhân (thực hiện)
Tạp chí khoa học và thời đại, trực thuộc Liên hiệp các hội KH&KT tỉnh Bình Phước
Em Nguyễn Thành Phát học sinh Trường tiểu học chuyên biệt Tương Lai Đà Nẵng đã câm điếc 16 năm qua, em đã nghe và nói được trong tối qua 27/7 sau khi được Lương y Võ Hoàng Yên day ấn huyệt. |
Bà Đỗ Thị Dung sinh năm 1956 ngụ tại huyện Chơn Thành tỉnh Bình Phước bị gai 2 đầu gối từ năm 2008, ngồi không được, đi không được đã chữa trị ở nhiều nơi tốn kém gần 300 triệu đồng nhưng không khỏi. Tối qua 27/7/2011 bà đã đi được, ngồi được sau vài phút được Lương y Võ Hoàng Yên xoa bóp day ấn huyệt.
|
Em Đinh Tiến Cường dân tộc Mường sinh năm 1989 tại tiểu khu 7, thị trấn Quy Đạt huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình bị bại liệt nằm một chỗ. Lương y Võ Hoàng Yên đang giúp phục hồi chức năng cho em. |
Em Đinh Tiến Cường đã gượng đứng sau vài phút được bấm huyệt. |
Em Đinh Tiến Cường đã đứng thẳng người và mon men vịn ghế đi. |
Em Đinh Tiến Cường nở nụ cười hạnh phúc. |
Mẹ em Đinh Tiến Cường, bà Đinh Thị Tòng đã khóc trong niềm hạnh phúc. |
Comments
Post a Comment